Tổng hợp địa điểm ăn chơi của sài gòn

Các bạn sinh viên năm nhất mới bước chân vào sài gòn thường chưa biết các địa điểm để đi hôm nay mình sẽ tư vấn vài địa điểm để các bạn tham quan sài gòn .

Cà phê Bệt

Từ nhiều năm nay, khu công viên được chặn 2 đầu bởi dinh Thống Nhất và nhà thờ Đức Bà đã trở thành điểm thu hút giới trẻ, đến nỗi, hình ảnh của một số nhân vật nơi đây đã trở thành “biểu tượng” của cả “văn hóa vỉa hè Sài thành”.

Phố Tây

Khu phố Phạm Ngũ Lão là một khu vực gồm đường Phạm Ngũ Lão và Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu như phần lớn cư dân khu vực này đều tham gia cung cấp dịch vụ du lịch và biết nói nhiều thứ tiếng (tiếng "bồi").

Bitexco financial tower

Tháp Tài chính Bitexco từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do Kênh Văn hóa Du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn.
3a1-1

Hầm Thủ Thiêm

Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
4a1

Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge)

Là cầu chỉ dành cho người đi bộ để ngắm cảnh và cũng là cây cầu bộ hành hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Cầu tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối Khu Hồ Bán Nguyệt (The Crescent).
5a

Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.
6a1

Chợ Bến Thành

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.
7a

Chợ Lớn

Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
8a1

Bến Bạch Đằng

9a1

Đại lộ Đông Tây

Là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đang được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. 
Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2010, các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình đề xuất lấy tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt cho Đại lộ Đông Tây[10] Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Đại lộ chính thức gắn tên biển Đại lộ Võ Văn Kiệt.
10a

Nhà hát lớn TPHCM

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai.
11a1

Đường hoa Nguyễn Huệ

12a1

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

13a

Tòa nhà Vincom Center

14a

15a

Diamond Plaza

Kênh nhiêu lộc

17a1

Dinh Độc Lập

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m⊃2;, diện tích sử dụng 20.000 m⊃2;, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
18a1

Công viên Thỏ Trắng

Chính thức được khai trương tại Công Viên Văn Hóa Lê Thị Riêng số 875 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích khu đất gần 10.000 m2, Thiên đường Giải trí Thỏ Trắng là khu phức hợp được thiết kế với sự phối hợp hài hòa giữa thiên nhiên thoáng đãng và khu vui chơi giải trí cùng với chuỗi cửa hàng, cafe được thiết kế tinh tế.
19a1

Bảo tàng

20a

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.
21a

Cầu Phú Mỹ

Có 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối Quận 7 với Quận 2 và Quận 9. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.
22a

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Dự định của các nhà đầu tư nước ngoài là biến khu đầm lầy thành một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí... tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố.
23a

Chợ đồ cũ

Dân tình thường gọi là đồ si-đa. Vào đây bạn có thể sẽ bị lạc giữa mê cung quần áo, giày dép, túi xách, gấu bông hoặc bất kì thứ gì người bán cảm thấy còn sử dụng được với tất cả thương hiệu đắt tiền hay không có tí tiếng tăm gì. Giá mỗi món thường rất rẽ và nếu muốn thì bạn vẫn có thể kèo nài trả giá thêm bớt được.
24a

Phố ẩm thực

Sài Gòn có rất nhiều quán xá bình dân, những hàng quán này thường bán theo cụm tạo thành một khu/phố ăn uống. Có phố chỉ chuyên bán một vài món đặc trưng nhưng cũng có nơi chỉ cần bước vào là món gì cũng có.
25a

0 nhận xét:

Đăng nhận xét