Những điểm du lịch tâm linh đem lại may mắn và bình an cho du khách trong dịp Tết

Những ngày đầu năm mới thì việc hành hương, viếng chùa để cầu bình an là một nét văn hóa đẹp được mọi người gìn giữ từ xa xưa đến tận ngày nay. Những ngôi chùa lúc nào cũng đông đúc phật tử khắp nơi đến thắp hương, cầu bình an và khấn vái những nguyện vọng riêng của mỗi người. Trước sự phát triển vượt bậc của các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không, du khách đã không còn bị hạn chế về khoảng cách địa lý, có thể khám phá những vùng đất tâm linh nổi tiếng khắp đất nước từ Nam ra Bắc và kết hợp du lịch khám phá, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Dưới đây là một số ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, có kiến trúc độc đáo và phong cảnh đẹp thích hợp cho chuyến du xuân của du khách.

1. Chùa Một Cột:

Chùa Một Cột còn được gọi là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm tại quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Chùa được thiết kế chỉ có một gian nằm trên một trụ giữa hồ sen, như một bông sen nổi trên mặt nước, bên trong thờ Phật Bà Quan Âm, là một ngôi chùa cổ tồn tại từ thời Lý, được xây dựng năm 1049, sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1962.

chua-mot-cot-ha-noi

de_xuat

Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, thu hút hàng nghìn lượt khách đến hành hương, tham quan hàng năm. Du khách có thể kết hợp viếng chùa và thăm Lăng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

2. Chùa Hương:

Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, nằm ven bờ phải sông Đáy. Chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong, thuộc quần thể khu danh thắng Hương Sơn với hàng chục ngôi chùa và đền thờ thần, các ngôi đình,…

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-3

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-4

Chùa Hương là một trong những danh thắng nổi tiếng thu hút nhiều du khách bởi phong cảnh núi non, sông hồ hài hòa như tranh vẽ, thơ mộng trữ tình, vẻ đẹp ấy đã đi vào từng lời thơ, câu hát, là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi sĩ.

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-10

Động Hương Tích

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-11

Lối vào chùa Hương

 

Du khách sẽ đi thuyền nhỏ để vào chùa Hương, ngắm cảnh núi non dọc đường đi, thả hồn vào thiên nhiên trong lành. Cứ vào mùng 6 tháng giêng hàng năm sẽ khai hội chùa Hương và lễ hội sẽ kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Đến chùa vào thời gian này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang nghiêm, khói nhang nghi ngút và nhiều nghi lễ truyền thống, hiểu thêm nhiều điều về Phật giáo.

3. Chùa Bái Đính:

Nằm ở cửa ngõ phía tây Cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km. Chùa Bái Đính là ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục được công nhận như: có diện tích lớn nhất Việt Nam, tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, có hành lang La Hán dài nhất Châu Á,…

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-12

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-17

Đặc biệt, chùa vừa thờ Phật, thờ Thần và thờ Mẫu, gồm 2 ngôi chùa nhỏ là Bái Đính cổ tự và Bái Đính tân tự, lễ hội tại chùa thường diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch, ngoài các nghi thức lễ là các trò chơi dân gian, ca hát nghệ thuật,…

Gần chùa có nhà hàng phục vụ các món ăn chay với thực đơn rất đa dạng và các món ăn đặc sản địa phương như dê núi.

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-13

Tượng Phật bằng đồng dát vàng

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-14

Hành lang La Hán

 

4. Chùa Đồng, Yên Tử:

Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc, là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm. Núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển, du khách có thể đi bộ hoặc cáp treo lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh Yên Tử, du khách có thể nhìn ngắm khắp núi rừng bao la, xa xa là dòng sông Bạch Đằng với những nhánh lục bình tím ngắt một góc trời, phong cảnh thơ mộng làm xao xuyến trái tim người xem.

images980963_IMG_3840

yen_tu-10

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-18

Hội xuân Yên Tử diễn ra vào mùng 10 Tết Âm lịch và thường kéo dài tới tận tháng 3 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến để viếng chùa và tận hưởng không gian trong lành, thanh tịnh, gột rửa bao muộn phiền trong cuộc sống, tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn.

5. Chùa Thiên Mụ:

Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, xã Hương Long, thành phố Huế, là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất nơi đây. Chùa được khởi công xây dựng năm 1601, và được trùng tu sửa chữa nhiều lần cho đến ngày nay. Điểm nổi bật của chùa là ngôi tháp Phước Duyên cao 21m gồm 7 tầng, Đại Hồng Chung cao 2,5m, nặng trên 3 tấn và bia đá trên lưng rùa lớn bằng cẩm thạch.

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-30

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-27

Dia-diem-hanh-huong-ngay-tet-mytour-28

Chùa Thiên Mụ không chỉ là chốn thờ cúng tâm linh mà còn là một danh thắng đẹp của cố đô Huế. Chùa nằm bên dòng sông Hương hiền hòa, phong cảnh nên thơ kết hợp với kiến trúc cổ kính của chùa tạo cho du khách cảm giác như đang lạc vào một cõi thần tiên thoát tục.

Chùa đặc biệt rất linh thiêng, hằng năm thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước đến lễ chùa hành hương và chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp, lắng nghe những câu chuyện xưa truyền kỳ nơi đây.

6. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:

Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, là một trong ba thiền viện Trúc Lâm nổi tiếng ở Việt Nam.

diaiemtoday-2-8115-1380690406

Thiền-viện-Trúc-Lâm

16740884661_16ceb65bae_b

Thiền viện được xây dựng năm 1993 với lối kiến trúc độc đáo, nằm bên cạnh rừng thông xanh ngát và hồ Tuyền Lâm thơ mộng, phong cảnh thiên nhiên hữu tình đẹp như tranh vẽ. Du khách đến đây ngoài viếng chùa còn được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hiểu thêm về phương pháp tọa thiền tĩnh tâm.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt còn là nơi nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam, chia làm 2 khu vực chính là nội viện tăng (du khách được phép tham quan) và nội viện ni (khu vực dành cho nữ tu, không được tham quan).

7. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam:

Miếu được xây dựng năm 1824 tại ấp Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, bên trong thờ tượng Bà Chúa. Tương truyền, cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ núi Sam bởi những cô gái đồng trinh, được người dân lập miếu thờ.

0_4

mieu-ba-chua-xu2

tuong-ba-chua-xu-ngay-nay

Ban đầu, miếu Bà chỉ là gian thờ đơn sơ được lợp bằng lá tre, sau nhiều lần trùng tu và sửa chửa mới khang trang và rộng rãi như ngày nay. Miến rất linh thiêng, là điểm đến tâm linh nổi tiếng của miền Nam, hàng năm đón đến hàng triệu lượt thăm viếng, cúng bái của du khách khắp mọi miền đất nước.

Những ngày đầu năm hay những dịp lễ hội vào tháng 4 đến tháng 6 âm lịch hàng năm là thời gian miếu Bà Chúa Xứ tấp nập và nhộn nhịp nhất. Du khách đến miếu ngoài viếng chùa còn được tham quan núi Sam và thưởng thức các món đặc sản hấp dẫn của vùng đất Châu Đốc – An Giang.

——————————————————-

Truy cập pasoto.com để săn vé xe khách / vé máy bay giá rẻ mỗi ngày  hoặc liên hệ 1900 6364 98  để được tư vấn về chuyến xe, nhà xe và cách thức di chuyển bằng xe khách AN TOÀN – NHANH CHÓNG – TIẾT KIỆM nhất bạn nhé.

 Hình ảnh : tổng hợp từ internet

Thanh Hiền.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét